Nể Tình Tại Hạ Ngồi Gõ Từng Chữ, Xin Hãy Click Quảng Cáo Google
Những câu chuyện tà ma huyền bí lưu truyền trong dân gian – Lẩu Uyên Ương
Mọi người đi ăn lẩu có gọi lẩu uyên ương không? Là loại lẩu một nửa canh trắng và một nửa canh đỏ.
Trước có người đã từng nói với tôi rằng, ở Tứ Xuyên có rất nhiều người già từng trải đều không ăn lẩu uyên ương, bởi vì lẩu uyên ương cũng được gọi là “Lẩu Âm Dương”. Bạn sẽ vĩnh viễn không thể biết được rằng ngồi cùng bàn với bạn rốt cuộc là gì…
Thời đại học tôi có một người bạn gái người Trùng Khánh tên là Kiều Tiên. Tôi là một chàng trai Chiết Giang nên không ăn cay, nhưng vì cô ấy, trong 4 năm liền tôi ăn đến 99 bữa lẩu, may mà còn loại lẩu uyên ương này để lựa chọn. Sau này, một người bạn Trùng Khánh khác nói với tôi rằng, khi một người Trùng Khánh ăn lẩu uyên ương cùng bạn, thì đây có lẽ là một sự nhượng bước mang tính phá bỏ nguyên tắc của người đó.
Chúng tôi nghĩ rằng sẽ lấy lần ăn thứ 100 làm một ngày kỷ niệm của chúng tôi, nhưng cho đến khi chúng tôi chia tay thì con số đó mãi mãi chỉ dừng lại ở con số 99.
Sau khi tốt nghiệp được 3 năm, tôi đến Trùng Khánh công tác, vì thấy đói nên đã ra ngoài tìm đồ ăn đêm. Tôi đi dọc theo con đường chỉ có ánh đèn tù mù tối rất lâu nhưng cũng không thấy một hàng quán nào. Đang tiếp tụ đi thì đột nhiên ngửi thấy thoang thoảng một mùi hương cay nồng, tôi hít hà rồi đi theo mùi thơm đó đến một con ngõ nhỏ, mùi thơm càng ngày càng nồng.
Đi qua con ngõ không có đèn đường, một thứ mùi cay nóng ập đến… và không xa đó là một cửa hàng lẩu vẫn đang rất đông người.
Đây là một quán “lẩu hầm”
Chuyện kể rằng, vào đầu cuộc kháng chiến chống Nhật, chính quyền đã huy động người dân Trùng Khánh xây dựng một công trình dân dụng quy mô lớn trong thành phố, đây là hệ thống phòng chống không kích phức tạp và lớn nhất thế giới (lại tự sướng). Sau khi chiến tranh kết thúc, do nnhững hầm trú ẩn này âm khí quá nặng nên không thể sử dụng để ở được nữa. Tuy nhiên những người dân Trùng Khánh cần cù đã khai thác những căn hầm đó để mở ra những quán “lẩu hầm”, họ dùng sự cay nóng của lẩu và người đông để điều chỉnh sự hài hòa và biến đây trở thành một phong cảnh của Trùng Khánh.
Câu chuyện này là do Kiều Tiên kể cho tôi nghe… tôi lắc đầu để cắt đứt dòng suy nghĩ về chuyện này, sau đó cúi đầu đi vào quán.
Chủ quán đang bận rộn bỗng nhiên lại gần, dưa tay ra chặn tôi. Đây là một ngườ đàn ông trung niên với bàn tay đầy dầu, nhìn thì không có gì nổi bật nhưng công phu không hề nhỏ, hình như là người một mình cân toàn bộ hoạt động kinh doanh của cả quán.
Tôi hơi khó chiu: “Sao thế, anh không bán à?”
Chủ quán nhìn tôi một lượt rồi hỏi: “Người vùng khác à?”. Tôi gật đầu. Anh ta chỉ vào một bàn tờ nhỏ đặt ở cửa rồi nói: “Lạy đi rồi hãy vào!”
Đó là một pho tượng bằng đồng nhỏ bằng bàn tay, nhưng không giống với những tượng như quan âm, thần tài được thờ ở những quán khác. Đây là tượng của một vị tướng quân cầm đao cưỡi ngựa, ánh mắt sống động và mang vẻ uy nghiêm.
Nhìn tôi có vẻ không hiểu nên chủ quán giải thích rằng: “Đây là tướng quân Ba Manzi, định âm dương, phân biệt thiện ác. “Sao vậy? Không cầu tài hay sao?” – tôi thầm nghĩ trong bụng, nhưng cũng không tiện hỏi thêm nên thành khẩn vái pho tượng 3 lạy.
Thấy tôi vái lạt xong, chủ quán có vẻ yên tâm hơn, sau đó né người ra để tôi đi vào: “Quán hơi bận, anh vào ngồi đi… cẩn thận chút, ăn xong thì về luôn nhé!”
Càng ngày tôi càng thấy thật ký quái, tại sao lại bán hàng với cái thái độ này cơ chứ , lại còn đuổi khách về nhanh.
Tôi cau mày và đi tìm chỗ ngồi, nhưng chẳng có cái bàn trống nào cả. Chẳng lẽ lại phải ngồi chung à? Lẩu là thứ mà nếu ăn chung với những người không quen biết thì có vẻ hơi… không được thoải mái cho lắm.
Đang nghĩ ngợi thì đột nhiên một giọng nói quen thuộc vang lên: “Anh Xuyên, mau qua đây!”
Tôi quay đầu lại và lặng cả người khi thấy Kiều Tiên.
Thôi, những chuyện cũ đã qua lâu rồi, là một người trưởng thành thì nên bao dung một chút, tôi hít một hơi, nặn ra một nụ cười rồi ngồi xuống.
“Tiểu Tiên, năm đó…”
“Đừng nhiều lời nữa, gọi món đi!”
Nhìn vẻ mặt với biểu cảm lạnh lùng của Kiều Tiên, tôi nuốt miếng nước bọt và gọi một cách vô thức: “Chủ quán, lẩu uyên ương”
Sau khi tôi vừa dứt lời thì cả quán bỗng dưng yên tĩnh lạ thường. Mọi người hình như đã nghe thấy một cái gì đấy ngoài sức tưởng tượng, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía tôi, Vài giây sau, họ mới quay đầu đi và tiếp tục bữa ăn đêm của mình.
Chủ quán cau mày đi đến, nhìn tôi, nhìn Kiều Tiên rồi nói rằng: “Anh bạn, tôi sẽ mang lên lẩu canh đỏ cho anh được không? Tôi sẽ cho ít ớt thôi!”
Tôi nói: “Không sao, lẩu uyên ương đi. Đây là bạn tôi, chúng tôi trước đây vẫn thường ăn”
Nghe đến đây, chủ quán đành quay đi và bê đến một nồi lẩu uyên ương, trước lúc đi còn căn dặn Kiều Tiên rằng: “Đừng gây chuyện, tướng quân Ba đang nhìn đấy!”.
Nhìn nồi lẩu bốc khói, tôi hiếu kỳ hỏi cô ấy: “Tiểu Tiên, người Trùng Khánh các em sao kỳ lạ vậy? Tại sao…”
Kiều Tiên lại một lần nữa lạnh lùng cắt ngang lời tôi: “Ăn đi”. Nói xong thì gắp lên một miếng thịt dê cho vào bên canh trắng.
Trước đây không phải cô ấy chỉ ăn canh đỏ hay sao? Tuy kỳ lạ nhưng tối hôm nay tôi đã bị nghẹn họng hai lần rồi, tôi cũng có chút nóng giận nên cũng không muốn hỏi gì nữa mà tự gắp một miếng thịt cho vào bên canh trắng. Không ngờ, lúc này Kiều Tiên đột nhiên dùng đũa ngăn tôi lại. Cô ấy nhìn tôi, vẻ mặt vẫn lạnh lùng và nói: “Hôm nay, anh ăn canh đỏ, một miếng canh trắng cũng không được ăn”.
Không biết tại sao hôm nay Kiều Tiên lại có khí chất lạnh lùng đến như vậy làm tôi có chút sợ hãi và làm theo lời cô ấy nói. Cho dù chủ quán có nói qua là cho ít cay hơn, , nhưng khi đũa chạm miệng, tôi vẫn cảm thấy lưỡi mình dường như đang bị thiêu đốt. Ăn được mấy miếng thì tôi không thể chịu nổi được nữa: “Không được, cay quá, anh muốn ăn canh trắng!”. Tôi vừa nói vừa gắp một miếng đậu phụ bên canh trắng.
“Đừng!” – Kiều Tiên đột nhiên giữ chặt tay tôi, tay cô ấy rất lạnh, lạnh làm tôi rùng mình.
Dịch bởi: Hanna Hanna
Group Weibo Viet Nam